Công luận Hoa_văn_Đại_Việt

Tôi cho rằng việc làm này rất đáng trân trọng, bởi nó không chỉ đóng góp cái tốt đẹp, tích cực cho xã hội, mà còn cho thấy được nhiệt huyết, quyết tâm của các bạn trẻ, và điều đặc biệt là nhóm làm tình nguyện và phục vụ miễn phí cho cộng đồng. Tuy nhiên, nếu liên quan đến vấn đề học thuật và phương pháp khoa học thì còn cần phải có một quá trình, các bạn có thể đi ghi chép, sao chụp lại rồi dùng công nghệ hiện đại để dựng lại là điều hết sức hoan nghênh nhưng để đi đến tiếp cận được giá trị mà nó chứa đựng yếu tố khoa học thì chắc phải đi sâu hơn nữa. Tôi mong muốn các cơ quan nhà nước nên quan tâm đầu tư để tạo điều kiện cho các bạn phát triển. Trong chừng mực nào đó, đây cũng là sự khởi nghiệp của các bạn trẻ để mở ra một hướng đi và mang lại lợi ích thiết thực với đời sống.
— GSSH. Dương Trung Quốc (đáp câu hỏi của Việt Nam Mới)
Dự án Hoa Văn Đại Việt có thể giúp ích rất lớn cho việc giải thích, diễn giải các di tích lịch sử, các hiện vật có tính văn hóa trong ngành du lịch. Thực tế, hiểu biết về di sản của dân tộc là việc không đơn giản, vẫn còn những vùng trắng trong nắm bắt ký tự Hán Nôm cổ, hay hoa văn được thể hiện bằng thủ pháp mỹ thuật cổ. Vì thế, dự án này là một cẩm nang để chúng tôi có thể đưa vào giảng dạy. Bên cạnh đó, ứng dụng các hoa văn này vào trong những sản phẩm thuần Việt, tạo ra sự phong phú hơn nữa cho danh mục đồ lưu niệm để bán cho khách du lịch, giúp họ có ký ức tốt đẹp về đất nước ta là một việc nên làm. Trên thực tế, màu sắc Việt Nam qua các sản phẩm lưu niệm du lịch vẫn còn khá mờ nhạt. Vì thế, Dự án còn có ý nghĩa tạo ra hướng mở cho công nghiệp sản phẩm và dịch vụ du lịch. Trước đây, trong chương trình học hướng dẫn viên du lịch của chúng tôi có môn Mỹ Thuật Việt Nam truyền thống. Nhưng nhiều năm gần đây, môn học này đã bị bỏ đi. Có lẽ cần xem xét lại. Tôi nghĩ, nhân rộng sự hiểu biết này đến công chúng trẻ là một việc làm thiết thực, giúp họ có đam mê và hiểu biết. Từ đó, họ sẽ có tình yêu đối với văn hóa cổ của dân tộc.
— ThS. Trịnh Lê Anh[3] (phó chủ nhiệm khoa Du Lịch trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn)
  • Nghi án "cờ con hổ"

Dựa trên những mẫu vật trôi nổi trên mạng xã hội, nhóm Đại Việt Cổ Phong mở rộng quyền được đóng góp hoa văn của mọi thành viên. Ngày 28 tháng 8 năm 2016, một thành viên tố giác ấn bản Hoa văn Đại Việt (đang trong quá trình thực hiện) đã chú thích một đồ họa được cho là "thuộc về Nguyễn Tri Phương". Đáp lại, quản trị viên Nguyễn Ngọc Phương Đông vội nói chữa : "Thì đấy em xem, các cụ thêu vẽ thế nào thì dự án làm y chang vậy thôi", trong khi nhóm trưởng Cù Minh Khôi quả quyết là "cờ con hổ" thì nhóm phó Phan Huy Lê khẳng định "cờ con báo". Cho đến khi sách chính thức phát hành, vector đó vẫn không được các thành viên Đại Việt Cổ Phong chứng thực là gì, xuất xứ từ đâu, hàm nghĩa thế nào. Tuy nhiên, khi dư luận tỏ ra phẫn nộ vì hành vi cẩu thả "giật gấu vá vai", nhóm trưởng Trần Thị Thanh Trúc tìm cách quy chụp đám đông "Đại Việt Cổ Phong là chuyên gia nghiên cứu thì không thể nào sai được" và dùng các ngôn từ làm giảm nhẹ sức nóng của sự kiện.

  • Lẫn lộn phồn-giản thể
  • Lịch "cổ phong" không có "cổ phong"

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hoa_văn_Đại_Việt http://anninhthudo.vn/giai-tri/phuc-dung-hoa-van-c... http://baoquocte.vn/khang-dinh-ban-sac-bang-hoa-va... http://daidoanket.vn/tin-tuc/van-hoa-the-thao/hoa-... http://hanoitv.vn/khoi-phuc-hoa-van-dai-viet-d5750... http://songmoi.vn/van-hoa-nghe-thuat/so-hoa-thanh-... http://thanhnien.vn/van-hoa/giu-hoa-van-dai-viet-6... http://vietnammoi.vn/hoa-van-dai-viet-bao-ton-va-t... http://vtv.vn/viet-nam-va-the-gioi/dua-hoa-van-dai... https://cvdvn.net/2017/03/07/ung-dung-hoa-van-dai-...